Vườn tạp 4 năm tuổi
- Phương pháp trồng cây cổ truyền từ xưa đến nay chúng ta trồng cây ở trong vườn nhà cũng như ngoài đồi, rừng … thường là trồng cây theo ý thích, thấy cây nào ngon có giá rị thì trồng ( không quan tâm đến cách nhân giống để trồng ), những câu được trồng thường bằng hạt. Trải qua một thời gian dài những cây đó vì có một bộ rễ cọc rất khỏe, trên vườn có nhiều loại cây đan xen nhau, một vấn đề nữa là hàng năm ta không cung cấp dinh dưỡng cho nó, vì vậy những cây đó phát triển chiều cao là chủ yếu.
- Trước tình hình đó làm cho năng suất của cây qua các năm thường giảm và không ổn định, phẩm chất quả giảm sút rõ rệt. Những cây có chiều cao như thế thường khó chăm sóc, trên cây thường bị địa y, dương xỉ, rêu, nấm mốc… bám kín và chúng ký sinh trên cây, lấy dinh dưỡng của cây. Đây cũng chính là nơi phát sinh rất nhiều mầm bệnh, không chỉ có thế nó còn che phủ vườn làm cho các cây ở dưới không lấy được ánh sáng, ẩm độ không khí trong vườn cao, ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả đối với những cây dưới tán …
- Một vấn đề quan trong nữa là khi những cây đó ra hoa kết quả thì rất khó trong việc phòng trừ sâu bệnh cũng như việc xua đuổi dơi, chuột, và khi thu hoạch quả không thể thu hoạch trực tiếp được mà phải thu gián tiếp.
* Vậy phải làm thế nào để tăng năng suất, ổn định mà thu hoạch dễ dàng?
- Trước những vấn đề trên chúng tôi đưa ra một giải pháp là cải tạo vườn tạp, đây là một vấn đề các nước tiên tiến họ đã làm và thực hiện rất có hiệu quả song cho đến nay ở nước ta thì lại rất ít quan tâm.
+ Cải tạo vườn tạp là gì? Cải tạo vườn tạp là hình thức tạo ra mô hình vườn mang tính chất hàng hóa. Có thu nhập kinh tế cao. Phù hợp với vùng sinh thái của địa phương.
- Công việc ban đầu là tiến hành vệ sinh đồng ruộng: Dọn cỏ xung quanh gốc cây, cũng như xung quanh vườn, thu gọn rác rưởi, lá cây, phát quang bụi rậm sau đó đem đốt hoặc đào một hố ở góc vườn và gom những rác thải đó xuống hố rồi lấp đất đi, đây là biện pháp đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh.
- Đối tỉa tạo tán (hạ thấp độ cao – trẻ hóa vườn) thực hiện với những cây cần giữ lại để duy trì. Đốn ỉa cây làm thông thoáng, tăng hiệu suất sử dụng ánh sáng của cây, giảm sâu bệnh hại. Tuy nhiên, từng địa hình mà ta có thể áp dụng hình thức đốn tỉa khác nhau:
Cải tạo vườn tạp bằng phương pháp đốn tỉa tạo tán
* Đốn đau:
+ Đối với những cây nhiều tưởi, cao to, có chiều cao > 10 m và ở vị trí địa hình tương đối bằng phẳng quang đãng thì ta có thể tiến hành hạ thấp độ cao bằng cách dùng cưa, cưa ngang thân chỉ ở độ cao từ 1,5 – 2 m để cây ra những cành lộc mới. Tùy độ lớn của cây, tỉa bỏ bớt cành lộc chỉ để lại những 4 – 6 cành phân bố đều 4 hướng.
+ Công việc thực hiện đốn tỉa này thực hiện sau khi thu hoạch quả và đốn càng sớm càng tốt với vì khi đốn sớm thì ngay năm sau những cành lộc mới đã có thể cho thu hoạch. Nếu đốn muộn 1 đến 2 tháng thì 1 năm sâu cây đó mới cho thu hoạch.
* Đốn phớt:
+ Áp dụng với những cây có chiều cao vừa phải và ở những vườn có nhiều chủng loại cây đan xen, phát triển không đồng đều, tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cây có cành tán mọc tự do, cành vượt, cành yếu, cành tăm, cành ở trong tán làm cho cây thống thoáng. Trên những cành mới cưa các chồi mới sẽ mọc nhiều, chỉ để từ 3 – 5 cành phân bố đều ra các hướng để tận dụng ánh sáng.
* Đốn tỉa thoáng:
+ Đây là vấn đề làm cỏ hàng năm đối với cây trồng và bắt buộc đối với tất cả các vườn cây có tán thấp mà ngay cả những cây cao to nếu không thực hiện đốn đau và đốn phớt chúng ta cũng đều phải tiến hành công việc này.
+ Hàng năm sau khi thu hochj quả xong, tiến hành tỉa thua cắt bỏ những cành sâu, bệnh, cành tăm không có khả năng cho thu hoạch, cành mọc đan xen trong tán, những cành mang hoa của năm trước nhưng không ra quả.
Chú ý:
Sau khi cưa đốn tỉa cần bôi những hóa chất chống sâu bệnh lên vết thương của cây: Xanh Metylen, keo liền sẹo,… và cần phải bón phân, tưới nước, giữ độ ẩm cho cây để giúp chồi mới mọc tốt, sinh trưởng khở. Nên giữ cây có một chiều cao nhất định bằng cách dùng một gây có chiều cao khoảng 4 m để làm cữ, sau đó những cành nào vượt chiếc gây đó là ta tiến hành cắt luôn.
Cải tạo vườn tạp bằng phương pháp ghép cải tạo
Dùng kéo hoặc cưa với độ cao vừa phải sau đó có thể tiến hành ghép trực tiếp lên những cành có đường kính 1 – 2 cm đối với những cây dễ ghép như xoài, hồng, táo, ổi, doi…
Cần cưa cành to sau đó đợi cây bật mầm mới, khi mầm đạt tiêu chuẩn ghép thì tiến hành ghép cải tạo: Sử dụng các phương pháp ghép mắt hoặc ghép nêm đê ghép cải tạo.
Theo: camnangcaytrong.com