1/ Thế nào là đất chua?
Là trong dung dịch đất tồn tại nhiều ion H+ và loaị muối của axít mạnh với muối của bazơ yếu như: AlCl3; FeSO4; KAl(SO4)2… thì đất có phản ứng chua (pH < 6,0). Tham khảo máy đo pH đất
2/ Trên thị trường có bao nhiêu loại vôi khử chua dùng cho nông nghiệp?
Có 3 loại vôi chính dùng để bón khử chua cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2)
3/ Vôi nào sử dụng hiệu quả nhất?
Tất cả loại vôi trên đều quan trong như nhau. Xưa nay, việc bón vôi thường chỉ dùng 1 trong 3 loại vôi trên và bón 2 lần, đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Liều lượng rất lớn đến 2-3 tấn/ha và kết quả đất bị chai cứng và pH nâng cao không đáng kể.
4/ Vì sao bón vôi mà làm đất bị chai và pH không nâng lên đáng kể?
Việc bón tập trung lượng vôi lớn trên bề mặt đất làm mất cân bằng vi sinh, lượng vôi phần lớn vẫn còn nằm trên mặt đất, không thấm sâu làm một số chất dinh dưỡng khác trên lớp đất mặt bị kết tủa , hữu cơ bị phân hủy mạnh và kết cấu đất bị phá hủy, đất kết chặt lại, ảnh hưởng đến độ tơi xốp của đất.
Nguyên nhân rất lớn nữa pH không tăng là: trong đất không có nhiều muối bazơ làm chất đệm.
5/ Nguyên tắc định hướng bón phân xử lý chua: là bổ sung chất đệm vào dung dịch đất:
– Nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều loaị muối của axít mạnh như muối NaNO3; NaCl; MgCl2; KCl; CaCl2; CaSO4; MgSO4 sẽ làm cho đất có phản ứng trung tính. (pH trong khoảng từ 6,0 – 7,0).
– Nếu trong dung dịch đất tồn tại nhiều loại muối của bazơ mạnh và muối của axít yếu như: CaCO3; MgCO3; Na2CO3; NaHCO¬3; K2CO3; thì đất có phản ứng kiềm (pH > 7,5)
6/ Thế chọn loại phân nào vừa nâng pH nhanh vừa ổn định pH lâu dài?
– Bón kết hợp giữa vôi nung CaO và humic (K-Humate) với liều lượng: CaO 50-200g + 5-20g humic pha với 20-80 lít nước/ gốc. Tưới thấm đều trong tán cây. Đây là giải pháp vừa tiết kiệm kinh tế mà hiệu quả lại cao hơn hẳn bón vôi truyền thống.
– Hiện tại, có hợp chất mới Zeolite-Ca + Humic (K-Humate) mang lại hiệu quả cao hơn so với CaO + Humic. Nhưng do chỉ có một công ty bán hợp chất này nên nó chưa phổ biến rộng.
– Khi tưới xong, chúng ta cần bón thêm chất đệm vào dung dịch đất: 100-500g/gốc CaCO3 + MgCO3 hoặc hổn hợp 100-500g: lân nung chảy lân nung chảy với CaCO3 – MgCO3 ( tỉ lệ 1:1) để bón. Nếu trong mùa nắng cần kết hợp thêm 15-20 kg hữu cơ để bón/gốc.
– Sau khi sử lý phân 7 ngày, chúng ta dùng máy đo pH xác định. Nếu pH tăng chưa đạt yếu cầu thì 10 ngày sau ta xử lý tiếp.
– Ngoài máy đo pH chúng ta cần mua thêm máy đo EC, với những trường hợp pH không đạt mà chỉ số Ec>=2 thì ta phải ngưng xử lý pH ngay. Nếu không sẽ ảnh hướng tới năng suất cây trồng.
Máy đo độ pH đất DM13 Nhật của Dungcunongnghiep.vn
Máy đo EC đất của Dungcunongnghiep.vn
– Lưu ý: Việc xử lý pH thường chỉ xử lý sau thu hoạch, trước khi ra hoa 1 tháng. Không xử lý lúc ra hoa.