Hẹ 83
15.000 VND
Hạt giống hẹ đang được bán tại Dungcunongnghiep.vn. Hẹ RADO 83 dễ trồng và có thể trồng quanh năm. Cây hẹ có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, ưa nhiệt độ mát, ánh sáng mạnh, bộ rễ ăn nông, khả năng chịu hạn và chịu úng kém. Hẹ được dùng nhiều ẩm thực dùng nấu canh, xào, hấp. Trong 1 kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Mã hạt giống | HG-RD-030 |
Khối lượng / số hạt | 1gr |
Thời vụ trồng | Quanh năm |
Thời gian thu hoạch | 60-65 ngày sau gieo |
Chủng loại hạt | Hạt giống rau |
- Chọn đất: đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Sau khi trồng được 10-12 tháng phá bỏ gốc, thay đổi đất bằng cách lấy đất tầng sâu đưa lên tầng trên.
- Làm đất: đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi, đất được phơi khô 15-20 ngày, để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.
- Lên liếp: cao 0,2-0,3 m, ngang 0,8-1 m, rãnh sâu 20-30 cm, nhầm hạn chế úng và thoát nước tốt trong mùa mưa.
Có thể gieo vãi đều trên mặt liếp hoặc rãi theo hàng gieo xong trộn nhẹ với lớp đất mặt. Để bảo đảm nảy mầm đều, hạt hẹ ngâm vào nước ấm 35-37oC trong 4-6 giờ, sau đó trộn với tro bếp, vò hạt giống cho tơi rồi gieo. Tưới nước đủ ẩm để hạt hẹ mọc đều.
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh
+ Bón thúc:
Lần 1: 7-10 ngày sau khi trồng Urê DAP
Lần 2: 15-20 ngày sau trồng Urê DAP.
Hẹ được trồng hoặc gieo dày nên rất có khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Vì vậy việc làm cỏ cho hẹ không tốn công lắm. Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc giữa liếp hoặc xung quanh liếp. Ta thường gặp các loại cỏ chát, cỏ gấu và các loại cỏ lá rộng nên cần nhổ tận gốc phơi cho chết hoặc đào hố lấp xuống đất.
Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.
Công việc chăm sóc chính là bón phân, vun gốc, nhổ tỉa và trồng dặm. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh phá như những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hòa phân tưới chỗ gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.
Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và bệnh gây hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn
- Sâu đục gân lá: làm cho lá có màu trắng, sọc, dùng thuốc Match 50ND, Success 25SC...
- Bệnh vàng lá: lá vàng từng chòm: giảm phân, giảm nước, rải tro bếp + vôi theo tỷ lệ 1:5
- Bệnh thối nhũn, tiêm lửa: nhổ bỏ cây bệnh
Do khả năng tái sinh của hẹ rất dễ dàng nên ta cắt lá hẹ, chừa lại 2 đến 3 cm trên mặt đất, đến chiều tưới nước đủ ẩm, hôm sau hẹ mọc lá non lên, sau đó lại tưới phân để hẹ mọc nhanh.
- Đợt 1: 55-60 ngày sau khi trồng
- Đợt 2: 30-35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1
- Đợt 3, 4, 5, 6: cách nhau 30-35 ngày.
Người gửi / điện thoại