Vôi là một trong những giải pháp giúp rửa phèn, rửa mặn trong đất hiệu quả và rẻ tiền, xong thực tế giải vôi cho vườn cây còn nhiều hạn chế như bị bỏng da, kết quả sử dụng còn thấp nên bà con ít chọn lựa cách làm này trong canh tác vườn. Điều kiện sản xuất vườn còn nhiều bất lợi như nắng nóng xâm nhập mặn, thì nhu cầu cải tạo đất rất lớn và vì vậy sử dụng vôi là hết sức cần thiết. Nhằm giúp bà con cải thiện chất lượng đất vườn, đồng thời khắc phục những hạn chế trong cách dùng vôi như trước đây. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bà con cách sử dụng vôi hạ phèn đuổi mặn cách hiệu quả, bà con cùng tham khảo.
Bón vôi đúng cách giúp khử chua đất và hạ phèn
- Những năm gần đây, hàng loạt diện tích vườn cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long lâm vào tình trạng suy kiệt trên diện rộng, với những biểu hiện như suy kiệt bộ rễ, không hấp thu được nước và dinh dưỡng, lá vàng héo dần rồi chết. Nhà vườn đã dùng nhiều biện pháp cứu vườn nhưng sức khỏe cây trồng chưa được cải thiện tốt.
- Những hiện tượng trên nguyên nhân được các nhà khoa học tìm hiểu tại các nhà vườn cho rằng do căn bản thay đổi cấu trúc đất sau thời gian dài thâm canh, khai thác năng suất trái mà quên đi việc cải tạo đất.
- Theo PGS-TS Trần Kim Tính Trường ĐH Cần Thơ chia sẻ: “ Khoảng 90-95% diện tích đất bị thay đổi do độ pH tụt xuống 1-2 đơn vị, nếu độ pH ở mức 6-7 thì khi bón phân xuống cây sẽ hấp thu được 90%, còn nếu độ pH dưới 4-5 thì cây chỉ hấp thu được 30-40% lượng phân bón cho cây. Như vậy, mức độ nguy hiểm độ chua của đất ảnh hưởng đến cây trồng là rât lớn. Điều ảnh hưởng lớn là vật lý đất, đất bị chặt, co lại, cứng lại cấu trúc đất không có dẫn đến suy thoái về mặt cấu trúc đất.”
- Đất vườn trở nên bị nén rẻ, bị truy hóa, các chất trong đất ở dạng khó hấp thu, hệ sinh vật có lợi bị sụt giảm. Ngược lại, vi khuẩn, nấm bệnh hại rễ phát triển mạnh, sự suy thoái đất vườn ở ĐBSCL càng thể hiện rõ hơn khi điều kiện thời tiết càng trở nên khắc nghiệt, khác thường. Sự khô hạn nắng gắt, xâm nhập mặn, cũng làm cho đất vườn bị ảnh hưởng sì phèn, nhiễm mạnh, rễ bị tổn thương không đủ dinh dưỡng nuôi cây.
- Trong đó, bà con nhà vườn lại chưa quan tâm đúng mức chất lượng đất vườn để cải tảo đất, từng bước khắc phục những suy kiệt của cây. Ngược lại, đa phần bà con đều giải thêm phân bón, phun thêm dinh dưỡng qua lá hoặc dùng các thuốc bảo vệ thực vật để trị bệnh hại rễ, mà bỏ qua độ chua trong đất. Trong khi độ pH của đất thấp, đất chua cây kém phát triển.
- Nhiều nhà vườn cũng đã sử dụng vôi để hạ phèn, tăng độ pH cho đất, nhưng lại chưa biết cách sử dụng đúng cách bón vôi và sử dụng vôi không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng đến đất và không tăng độ pH cho đất.
** Bà con cần mua máy đo pH đất để kiểm tra chỉ số pH đất vườn nhà từ đó có biện pháp sử dụng vôi phù hợp
Để cải thiện được đất trồng tăng độ pH lên cho đất cần có biện pháp cải tạo đúng cách, đặc biệt để cải thiện được đất trồng cần phải sử dụng vôi đúng cách. Sử dụng vôi đúng cách sẽ giúp đất trồng được cải thiện hạ phèn chua trong đất, tăng độ pH trong đất.
- Trước khi bón vôi cho đất cần được xử lý vôi đúng cách để giúp cây có thể hấp thụ tốt nhất. Khi mua vôi về ngâm 2 kg vôi cho 1 thùng phi 10-20 lít nước. Sau khi vôi đã lắng xuống, sử dụng nước vôi ngâm với liều lượng 1 lít nước pha với 10 lít nước sạch tưới cho cây giúp cây hấp thu tốt và không bị trôi ra ngoài.
- Sau khi sử dụng hết lượng nước trong thùng phi có thể đổ thêm nước vào và lặp lại như vậy 6-7 lần thì mới hết được lượng 2 kg vôi như vậy.
- “Hiện nay, có nhiều loại vôi trên thị trường để sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng vôi cho cây trồng nông nghiệp có thể sử dụng “vôi đá”, lưu ý loại vôi khi cho vào nước mà thấy hiện tượng nổi bọt sôi trên mặt nước là đúng. Còn không có loại vôi nào sử dụng tốt và tiết kiệm giống loại vôi đá này” PGS-TS Trần Kim Tính Trường
- Nên tưới vôi cho cây trồng lúc đất còn khô và vào lúc thời tiết mát mẻ (chiều mát hoặc sáng sớm). Nếu tưới nước vôi cho cây vào buổi chiều là tốt nhất và sau sáng sớm hôm sau tưới lại với nước xả lại. Sau 1-2 ngày sử dụng giấy quỳ hoặc máy đo pH đo độ chua trong đất, nếu trong đất vẫn giữ độ chua nên tưới tiếp nước vôi trong đất, làm như vậy đến khi độ pH tăng lên cao đến 5,5-7.
- Sau khi tưới nước vôi cho cây xong có sử dụng bón phân hữu cơ cho đất ngay sau khi tưới 1-2 ngày, sẽ không bị ảnh hưởng đến phân. Đồng thời còn giúp cho các vi sinh vật có ích trong đất phát triển mạnh, cây có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Như vậy, đất là nền tảng cho mọi hoạt động canh tác vườn, khi hạ được chua, đẩy được mặn trong đất thì rễ cây có điều kiện phát triển, dinh dưỡng có thể hấp thu, cây ít bị sâu bệnh hại, từ đó trong thời gian dài cây nhanh chóng phục hồi do canh tác thiếu cải tạo đất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con canh tác vườn thuận lợi và hiệu quả hơn.