Mồng tơi đỏ TN 61
20.000 VND
Hạt giống rau mồng tơi đỏ đang có bán tại cửa hàng dungcunongnghiep.vn. Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh hoặc tím đỏ. Rau mồng tơi là cây rất dễ trồng có thể trồng ở trong vườn nhà, hàng rào, ruộng, thủy canh, chậu cây, thùng xốp cây phát triển nhanh ít bị côn trùng bệnh hai, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn rất trơn mát rất thích hợp giải nhiệt vào ngày hè. Trong rau mồng tơi có nhiều vitamin A3, vitamin B3, chất saponin, chất sắt tốt cho cơ thể.
Mã hạt giống | HG-TN-616 |
Khối lượng / số hạt | |
Tỷ lệ nảy mầm | |
Thời vụ trồng | |
Đặc điểm | Cây lớn, lá to, dày, thân màu đỏ, nhiều đọt |
Thời gian thu hoạch | 35-40 ngày |
Xuất xứ | |
Chủng loại hạt | Hạt giống rau |
- Chống bệnh xương khớp: Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
- Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng nặn đi.
- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
- Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt , bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
- Chữa táo bón: Sử dụng canh mồng tơi ăn thường xuyên sẽ giúp nhuận tràng, tránh nguy cơ mắc bệnh táo bón .
- Điều trị tiểu khó: Giã nhuyễn mồng tơi lấy nước cốt, hòa thêm chút muối, cho thêm nước đun sôi để nguội và uống hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu.
- Chữa bỏng: Giã mồng tơi, đắp hoặc bôi lên vùng da bị bỏng.
- Lợi sữa: Trong rau mồng tơi có rất nhiều vitamin A, sắt, chất nhầy… rất tốt cho chị em mới sinh đẻ mà ít sữa. Ăn canh rau mồng tơi nấu với thịt nạc sẽ giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa.
“Tóm lại, rau mồng tơi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng tác dụng chính của nó là thanh nhiệt, giải độc , giảm mỡ máu”
Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng.
- Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt là ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Sỏi thận: Vì chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận .
- Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.
- Gây khó chịu trong dạ dày: Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. 1 chén rau mồng tơi nấu chín có 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.
Mồng tơi canh tôm
Mồng tơi canh mướp nấu tôm
Mồng tơi xào tỏi
Mồng tơi nhúng lẩu
Theo: Trí thức trẻ
Người gửi / điện thoại
Tôi muốn mua 1kg giống mồng tơi đỏ , tím
Xin hỏi giá bao nhiêu ? giao nhận thế nào ?
Trả lời