Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân trồng nhiều và nhu cầu thị trường cũng chưa bao giờ giảm.
Bí quyết trồng mít sạch, không sử dụng thuốc thật đơn giản, chỉ bằng cái bao mít lưới cước.
Phương pháp bảo vệ mít tránh sâu bệnh bằng bao mít lưới hoặc bao vải bọc mít
Mít Thái cho trái quanh năm, đem lại thu nhập ổn định cho người trồng. Do đó, khắp nơi ở nông thôn, nhà thì trồng quanh vườn để bán lai rai kiếm tiền chợ, có nhà trồng hàng trăm cây như chuyện làm ăn nghiêm túc. Mỗi cây mít cho khoảng 100 - 150kg, với giá bán từ 6.000 - 15.000 đồng/kg nên mỗi cây mít cũng sẽ cho thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/năm.
Ban đầu trồng mít trên 2 công đất sau nhà, ông Tư Thạnh ở Tân Trụ - Long An đã xác định sẽ không dùng thuốc bảo vệ thực vật để tạo ra sản phẩm sạch vừa để ăn chơi vừa để bán. Để mít bị sâu, ông Tư đã bao trái mít bằng túi nylon. Đúng là trái mít hạn chế được sâu bệnh nhưng chi phí đầu tư cũng khá cao vì loại túi này chỉ sử dụng được một vụ. Hơn nữa trái mít cũng không được to đẹp.
Sau thời gian tìm tòi, ông Tư chọn lưới cước để may bao bọc trái mít. Mỗi bao có chiều dài khoảng 70cm và chiều rộng 50cm. Khi mít đậu trái chừng 10 ngày thì nên bao lại để phòng sâu bệnh. Chi phí đầu tư bao nylon là 2.000 đồng sử dụng được 1 vụ là bỏ, còn chi phí đầu tư bao cước khoảng 4.000 đồng nhưng có thể sử dụng trên 5 năm. Hơn nữa, với bao lưới bọc mít, trái mít vẫn đón ánh sáng đủ đầy nên phát triển tốt, trái to bóng đẹp.
Nhờ bao bọc mít, mít tránh được sâu bệnh và phát triển tốt
Ngoài ra, với việc trồng mít không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nguồn nước trong vườn không bị ô nhiễm. Do đó, có thể tận dụng ao vườn để nuôi cá. Những trái mít hư hoặc non hoặc lẩy bỏ sẽ là "thức ăn tự nhiên" cho cá.
Trồng mít sạch, bọc trái mít và tận dụng ao nuôi cá giúp tăng thu nhập
Trồng mít không tốn nhiều công sức chăm sóc, đầu tư chi phí cũng thấp, rất phù hợp để làm kinh tế gia đình.
Bình Minh