Lịch sử cho thấy hầu hết các quốc gia muốn tiến lên nền công nghiệp hoá, hiện đại đều phải trải qua từ phát triển nông nghiệp đi lên. Hàng ngàn năm về trước sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất. Nhưng nhiều thập kỷ gần đây, để đáp ứng lương thực cho việc bùng nổ dân số, nên sản xuất nông nghiệp phải tăng cường sử dụng phân bón. Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước phần lớn dựa vào “trời” thiên nhiên phù hộ, còn phân bón thì chủ yếu do con người làm ra.
Theo FAO, IFA trên thế giới lượng sử dụng phân bón cứ tăng dần, từ năm 1991 so với năm 2010 phân đạm ure tăng 18 lần, phân chứa lân tăng 8,5 lần, phân kali tăng 7,5 lần, phân hữu cơ chế biến công nghiệp tăng 3,5 lần.
Viện Lúa quốc tế (IRRI), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) và Ban lúa gạo quốc tế (IRC) tổng kết nếu bón phân bón đồng bộ, cân đối hợp lý thì phân bón có thể cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ 35-40%. Trong khi khoa học lai tạo giống mới cây trồng tối đa cũng chỉ đạt trên 10%.
Bao thập kỷ qua do thiên tai, do chiến tranh, do con người thâm canh, độc canh và do lạm dụng nhiều phân bón hóa học nên làm mất cân bằng dinh dưỡng, thảm đất bị thoái hóa.
Theo FAO, diện tích đất canh tác chỉ có thể tăng 4%, trong khi đó 45 năm qua 11% diện tích đất trên hành tinh bị tàn phá, gần 2 tỷ hecta đất đai mất đi thảm thực vật, 30% đất bị xói mòn... nhiều nguyên nhân do thiên tai, do chiến tranh... Đặc biệt nguyên nhân quan trọng là do con người nhiều nơi trên thế giới đã lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học đưa xuống đồng ruộng hàng trăm triệu tấn mỗi năm. Các công trình nghiên cứu của FAO và WHO (World Health Organization) cho biết chưa có một loại phân bón hóa học nào dùng đúng liều lượng hoặc quá liều lượng trong lĩnh vực nông nghiệp mà không độc cho người, ô nhiễm môi trường... nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, đối với con người gây nhiễm sắc thể, bệnh ngoài da, dị ứng và nhiều bệnh khác...
Đối với thảm thực vật, khi có một lượng dư thừa phân bón hóa học hàm lượng qui định (theo qui định của khối EC 50mg/l trong nước), nếu quá vào lòng đất sẽ làm thay đổi độ toan, cũng như những chỉ số lý hóa khác của dung dịch đất, từ đó sẽ làm thay đổi cả một cộng đồng của nó, và kết quả dẫn đến sự thay đổi những quá trình sinh hóa diễn ra trong đất. Nó còn kìm hãm sự tiết ra chất Polyxacaxit (một chất dính) có tác dụng liên kết các hạt đất lại, do đó đã làm tăng sự xói mòn của thảm đất và chính các yếu tố trên là tác nhân góp phần làm lu mờ thực trạng của thảm thực vật đất tự nhiên.
Ông Will - chuyên gia cây nhiệt đới của FAO, chuyến đi điều tra và khảo sát những năm trước ở nước ta cho biết: Đất ở nhiều vùng nước ta đã có xu hướng bị thoái hóa, xói mòn như ở Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) vùng 2, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng 4, 5, 6 và một số vùng khác ở Trung Bộ gần 20% thảm thực vật đã và gần bị thay đổi... Nếu không có các biện pháp can thiệp hợp lý, phân hữu cơ, vô cơ thì vài chục năm tới khó phục hồi được độ phì nhiêu ban đầu của đất. Đặc biệt là chỉ dùng phân bón vô cơ, hóa học và nếu không đẩy mạnh dùng phân bón đồng bộ hữu cơ và phân sản xuất công nghệ cao hài hòa thì cũng chừng 15-20 năm nữa không có loại phân bón nào có thể bón nâng cao được năng suất cây trồng.
Năm 1995, Hội nghị phân bón quốc tế ở Italia nhiều nhà khoa học đề nghị cần thay thế dần phân bón vô cơ (phân đơn) dùng phân hữu cơ. Đây là hướng đúng nhưng những năm gần đây thực hiện chưa được bao nhiêu.
Từ nhiều năm qua của các thập kỷ trước, thế giới đã sản xuất phân bón truyền thống chủ yếu phân hóa học (vô cơ) Ure, SA, kali, MOP, DAP... ít quan tâm đến phân hữu cơ, đặc biệt chưa phát triển phân bón công nghệ cao, phân hữu cơ...
Sau những năm 2000 đến nay đã chuyển biến thành xu thế phát triển phân bón công nghệ cao hỗn hợp chất lượng cao, phân hữu cơ và phân bón chuyên dùng.
Hội nghị phân bón quốc tế tại Paris, nhiều tài liệu Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật, Nam Triều Tiên, Ấn Độ... cho thấy các nước đã chuyển biến mạnh dùng công nghệ cao sản xuất phân hỗn hợp chất lượng cao, phân hữu cơ công nghệ cao và phân chuyên dùng chiếm bình quân từ 20-25%, có nước cao hơn 30-35% như Mỹ, Úc, Đức... Đặc biệt Cuba do vấn đề cấm vận nên mỗi năm phải nhập khẩu hơn 80% khối lượng lương thực. Bộ trưởng Nông nghiệp Cuba phát biểu trong một hội nghị diễn đàn quốc tế (Libiofam) ngày 28/9/2012 vừa qua trong phát triển chiến lược nông nghiệp ở Cuba ông nói: “Muốn có một nền nông nghiệp hồi sinh, nâng cao đời sống nông dân, Cuba cần phải phát triển một nền phân bón hữu cơ (hài hòa) trên cơ sở hệ thống công nghệ cao”. Ông còn nhấn mạnh đây là một thách thức khẩn cấp, một vấn đề sống còn đối với an ninh quốc gia Cuba.
Trên 20 năm qua, sản xuất trong nước và nhập khẩu trên 155.000.000 tấn phân bón các loại. Trong đó bước đầu phát triển phân bón công nghệ cao, phân bón chất lượng cao như: Công nghệ cao của Mỹ từ chế phẩm Agrotain nhằm ngăn chặn quá trình biến đổi H2 thành H3 hoặc N2 góp phần giảm thất thoát N, sản xuất phân hữu cơ áp dụng công nghệ cao theo qui trình lên men ủ háo khí trên cơ sở đa chủng vi sinh vật, công nghệ Hitech, sản xuất phân bón ứng dụng công nghệ nano, công nghệ tế bào gốc, công nghệ enzyme, công nghệ tháp cao, công nghệ sinh học và công nghệ phân tử...
Trong đó Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông là đơn vị đã kết hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước đột phá, đi đầu ở Việt Nam trong nghiên cứu áp dụng thực hiện một số công nghệ mới như: Phân bón kiểm soát sự phân giải, phân bón chứa silic dễ tiêu, công nghệ đạm hạt vàng (Gold urea) bổ xung vi lượng và hoạt chất phân giải chậm, phân hữu cơ sinh học công nghệ cao. Đặc biệt Công ty đã sản xuất thành công quy mô công nghiệp vi lượng Chelate rất cần thiết cho cây trồng, giúp cây trồng hấp thụ hài hòa hoàn toàn... phân bón NPK công nghệ tháp cao là công nghệ hiện đại nhất cũng đang được triển khai đầu tư tại Công ty.
Phân bón công nghệ cao là loại phân bón được các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón, ứng dụng thích hợp sinh lý của từng loại cây trồng và thích hợp lý hóa của thảm đất để khi bón nhằm nâng cao năng suất cây trồng.